Viêm nhiễm “vùng kín” do vệ sinh không đúng cách

Bỏ mặc những bất thường ở “cậu nhỏ” có thể khiến không ít đấng mày râu phải vĩnh viễn chia tay với “vùng cấm” và mong muốn được làm cha cũng bị chối từ.

Vấn đề ở chỗ chính do thiếu kiến thức trong việc vệ sinh “vùng kín” không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chính hạnh phúc gia đình khi chuyện chăn gối bị sao nhãng.

Vệ sinh không sạch – nguy hiểm

Theo các chuyên gia, ngay cả những người không bị hẹp bao quy đầu, khoẻ mạnh hoàn toàn, có “thằng nhỏ” phát triển bình thường nhưng vệ sinh “của quý” không cẩn thận và quá trình này kéo dài sẽ bị nhiễm khuẩn và ung thư “thằng nhỏ” sẽ là điều khó tránh khỏi.

Nguyễn Nhật M, 23 tuổi sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Giao thông Vận tải ngồi trước phòng chờ khám ở Bệnh viện K Hà Nội. M khẽ hé lộ nỗi lo lắng: “Em đã có bạn gái và đã hoàn toàn tự tin về “bản lĩnh” của mình nhưng bây giờ thì em lo lắm. Gần một tháng nay em thấy hiện tượng nổi cục ở “thằng nhỏ”, chiều qua em đã đi khám ở phòng khám gần nơi trọ và được chẩn đoán là “thằng nhỏ” có khối u. Nhưng u lành hay u ác thì phải làm xét nghiệm sinh thiết mới biết chính xác.

Bác sĩ ở đó nói, nguyên nhân gây nên bệnh của em có thể là do em vệ sinh không sạch khiến các chất cặn bã bám bên trong bao quy đầu. Sáng nay em phải bổ nhào ngay đến đây để tiếp tục xác minh kết quả khám ngày hôm qua. Lúc nãy, một bác ngồi cạnh nói ngày trước người nhà bác cũng có một người xuất hiện hiện tượng như em, được chẩn đoán là u ác tính. Nhập viện chưa được 10 ngày thì ra đi…”

Cũng có mặt tại bệnh viện K Hà Nội vì căn bệnh quái ác của chồng, chị Nguyễn Thị B, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội, với sắc mặt thẫn thờ, hai mắt trũng thâm quầng, gạt nước mắt nói: “Cách đây 5 tháng tôi phát hiện thấy anh ấy có nốt sùi ở “cậu nhỏ”, nên đã đi  mua thuốc Đông y về tự đắp nhưng không có biến chuyển. Nói đi khám anh ấy không chịu tôi lại mua thuốc bôi rồi tiêm kháng sinh.

Đến lúc thấy đau không chịu nổi anh ấy mới cho tôi đưa xuống đây khám thì bác sĩ chẩn đoán là anh ấy đã bị ung thư “vùng kín” đã được phẫu thuật cắt bỏ cơ quan sinh dục ngoài và vét hạch bẹn hai bên, xạ trị bổ trợ nhưng không còn sống được bao lâu nữa vì bệnh đã di căn vào phổi. Anh ấy thường xuyên bị ho ra máu”.

Theo các bác sĩ tại bệnh viện thì hầu hết bệnh nhân ung thư “vùng kín” đến Bệnh viện K đều đã chạy chữa không đúng cách trước đó. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và bệnh di căn, nguy hiểm tới tính mạng. Chồng chị B là một ví dụ, anh chỉ đồng ý đến Bệnh viện khi đã gần nửa năm điều trị không đúng cách khiến bệnh nặng thêm và sự đau đớn vượt ngoài sức chịu đựng.

Theo GS. Nguyễn Ngọc Kha, phụ trách khoa Ung bướu, Bệnh viện Hồng Hà thì đa số bệnh nhân đều đoán mình bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh hoa liễu chứ không nghĩ đến ung thư. Thực tế, biểu hiện ban đầu của ung thư “cậu nhỏ” cũng là những vết sùi loét… như các bệnh hoa liễu. Nếu bị bệnh hoa liễu, chỉ cần điều trị kháng sinh là bệnh sẽ đỡ hoặc khỏi. Còn nếu bệnh không khỏi hoặc tái phát nặng hơn thì phải nghĩ ngay tới ung thư và đi khám chuyên khoa.

186 Viêm nhiễm “vùng kín” do vệ sinh không đúng cách

Bệnh “vùng kín”

Do cấu tạo mở hẳn ra ngoài da nên nhiễm trùng âm hộ – âm đạo là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi. Các triệu trứng lâm sàng của bệnh: ra nhiều huyết trắng hôi, ngứa, cảm giác nóng rát ở bộ phận sinh dục, có thể kèm với cảm giác đau khi giao hợp. Mặc dù bệnh không gây tử vong tức thời nhưng mang đến nhiều xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân và gia đình cũng như có ảnh hưởng rất xấu đến tâm sinh lý của người phụ nữ…

Việc giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến phụ khoa. Đối với bên ngoài, cần rửa sạch âm hộ mỗi ngày, sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần lót.

Một số phụ nữ quan niệm việc làm vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ lâu lâu mới làm một lần hoặc chỉ thực sự có nhu cầu đó khi đã nhiễm bệnh phụ khoa. Sự thật, cũng giống như việc vệ sinh cơ thể (tắm gội), các chị em phụ nữ nên vệ sinh vùng kín hằng ngày, đặc biệt là sau khi sinh hoặc trong những ngày có kinh nguyệt. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, cần chọn lựa sản phẩm phù hợp, không nên sử dụng thường xuyên những dung dịch sát khuẩn mạnh, tránh làm xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.

Nhiều chị em phụ nữ thường xuyên bị lây bệnh phụ khoa từ đường quan hệ tình dục với chồng mà không biết. Biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi trùng ẩn nấp có khi “phát tiết” sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông vẫn “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ như thường. Thế nhưng, để điều được các ông đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cụ thể thì không đơn giản. Đàn ông ít khi chịu công nhận và thiện chí hợp tác với vợ trong những vấn đề liên quan đến các căn bệnh nhạy cảm ở bộ phận sinh dục. Chính vì thế, việc điều trị triệu chứng và bệnh ở chị em cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Khi hết bệnh, nếu tiếp tục quan hệ với chồng mà chồng vẫn chưa dứt điểm các căn bệnh của họ thì việc tái lại là điều tất yếu.

Để tránh tuyệt đối tình trạng lây bệnh từ chồng, nên dùng các biện pháp đề phòng lây lan là bao cao su hoặc chờ đến khi chồng được chữa trị dứt điểm, có ghi nhận từ bác sĩ.

Virus lây truyền qua đường tình dục (chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục, nấm) xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục. Đây là những bệnh lý phụ khoa khá thường gặp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe…

Theo Giadinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *