Sỏi túi mật đa phần không có biểu hiện lâm sàng. Chính vì vậy bệnh nhân được chẩn đoán có sỏi túi mật, khi sỏi gây biến chứng: Viêm túi mật, sỏi kẹt cổ túi mật khi vào viện khám. Hiện nay, sỏi túi mật không triệu chứng được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoăc khi đi khám các bệnh lý ổ bụng qua siêu âm ổ bụng.
Định nghĩa: Sỏi túi mật là vật thể hữu hình do sự lắng đọng và kết tinh các chất dự trữ trong túi mật với 2 thành phần chính là cholesteron và bilirubin.
Nguyên nhân:
Tăng cholesteron máu: Bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, ( tăng mỡ máu, tăng đường huyết, gan nhiễm mỡ,…) Hình thành sỏi cholesterom
Tăng sản xuất Bilirubin: Bệnh nhân mắc các bệnh viêm gan, bệnh tan máu, bệnh viêm gan tự miễn,… Hình thành sỏi sắc tố.
Các yếu tố nguy cơ: Nữ giới ( Tỷ lệ mắc gấp 2 -3 lần nam giới), béo phì, sử dụng kéo dài thuốc hạ mỡ máu, thuốc tránh thai, chế độ ăn giàu lipid, nhiễm trùng đường mật, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa,…
Chẩn đoán sớm: ( Đa số là không có triệu chứng) Tình cờ phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ. Được chẩn đoán sớm với siêu âm ổ bụng:
+ Nốt đậm âm có bóng cản âm hoặc không
+ Sỏi to thành hình vòng cung đậm âm, có bóng cản âm rõ
+ Sỏi túi mật di dộng. Thường thành túi mật dầy (BT < 0,3 cm)
+ Bùn mật: Túi mật hình thành 2 lớp: trên là dịch mật trong (Rỗng âm), dưới là dịch đặc (Đậm âm), giữa 2 lớp là đường ranh giới ngang.
Chẩn đoán khi có triệu chứng: ( Sỏi gây biến chứng: viêm túi mật, sỏi kẹt cổ túi mật, sỏi gây rối loạn vận chuyển dịch mật, làm tăng áp lực túi mật).
Cơ năng:
Đau hạ sườn phải, đau ra sau lưng lan lên bả vai
Đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau sau ăn no giàu chất béo gây buồn nôn hoặc nôn.
Diễn biến có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng gây khó chịu và kém ăn.
Toàn thân:
Hội chứng nhiễm trùng: Nếu gây viêm túi mật, nặng hơn có thể gây viêm phúc mạc mật do viêm hoại tử – thủng túi mật với biểu hiện: Sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng,..
Hội chứng vàng da: Vàng da, vàng mắt và tiểu vàng xấm nếu sỏi kẹt cổ túi mật, gây viêm và chèn ép vào ống mật chủ ( Hội chứng Mirrizi)
Thực thể:
Nhìn thấy: Túi mật to, gồ lên hình quả lê dưới bờ hạ sườn phải, di động theo nhịp thở, sờ nắn thì đau tức.
Ấn hạ sườn phải đau tức, khi viêm có phản ứng thành bụng
Nghiệm pháp Murphy (+): Khi viêm túi mạn do sỏi, túi mật không căng to.
Khám các cơ quan khác: Tìm các bệnh lý phối hợp.
Cận lâm sàng:
Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, Chức năng gan thận, các thành phần Lipid máu ( Trigliceride, Cholesteron,..), Đông máu cơ bản,…
Siêu âm ổ bụng: Hình ảnh sỏi mật như đã mô tả trên, phát hiện thêm có hay không kèm theo sỏi đường mật; các bệnh lý khác trong ổ bụng…
Nội soi dạ dày: Chẩn đoán phân biệt đau do loét dạ dày hay do sỏi túi mật,..
Điều trị:
Nội khoa – dự phòng sỏi:
Dự phòng: Chế độ ăn hạn chế tăng Lipid máu, điều trị ổn định các bệnh lý gan mật, bệnh về máu, uống thuốc diệt trừ giun xán đường tiêu hóa định kỳ,..
Điều trị nội:
+ Với sỏi nhỏ dưới 1cm, túi mật còn phản xạ co bóp sau ăn, sỏi không có biến chứng bằng các thuốc tan sỏi mật, uống nhiều nước, sử dụng các thực phẩm – đồ uống lợi mật, tăng lưu thông dịch mật,…Theo dõi điều trị kéo dài 3 – 6 – 12 tháng. Nếu không hiệu quả, hoặc sỏi lại gây biến chứng Chuyển sang phương pháp điều trị khác.
+ Khi sỏi gây viêm túi mật: Sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường mật, chờ mổ,…
Can thiệp ít xâm lấn: Sử dụng sóng siêu âm ngoài cơ thể, làm tan sỏi mật. Chỉ định khi sỏi nhỏ dưới 3cm, số lượng dưới 4 viên, không có viêm túi mật kèm theo, sỏi cholesteron. Không sử dụng phương pháp này nếu có kèm sỏi ống mật chủ, sỏi ở ống cổ túi mật, sỏi có thành phần canxi hoặc sỏi sắc tố mật… Biến chứng có thể gặp: Chảy máu túi mật, sỏi gây tắc mật cấp khi di chuyển xuống ống mật chủ,…
Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị triệt căn
Mổ mở kinh điển: Hiện nay ít dùng, chỉ sử dụng khi cơ sở điều trị không có khả năng phẫu thuật nội soi hoặc sỏi gây viêm túi mật hoại tử không thể tiến hành mổ nội soi, hoặc bệnh nhân có chống chỉ định mổ nội soi.
+ Mở túi mật lấy sỏi bơm rửa, dẫn lưu túi mật ( Hiện nay đã bỏ phương pháp này).
+ Cắt bỏ túi mật
Phẫu thuật nội soi ổ bụng
+ Kinh điển: Sử dụng 3-4 trocart để cắt túi mật Phụ thuộc vào khả năng của phẫu thuật viên, mức độ khó khi cắt túi mật
+ Qua đường tự nhiên: Cắt túi mật qua đường âm đạo
+ Một lỗ: Đường vào là qua lỗ rốn.
Theo Phunutoday