Chỉ một hoặc nhiều vết loét cùng lúc làm cho trẻ rất khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều, bỏ ăn.
Loét miệng do virus Herpes thường mọc thành mảng, bên trong có nhiều nốt có bóng nước nhỏ li ti hay gặp 2 bên khoéo miệng, môi và vùng đấu mặt cổ, ít gặp bên trong miệng.
Virus thủy đậu ngoài gây các nốt bóng nước ở da cũng có thể gây các nốt bóng nước ở niêm mạc miệng. Khi nốt bong nước này bong ra cũng gây đau, rát, chảy nước miếng như loét miệng do nhiệt.
Ảnh minh họa
Bệnh tay chân miệng cũng có nốt loét ở miệng bệnh có thể sốt hoặc không, nốt loét thường có kích thước khoảng từ 2 – 3mm, xung quanh đỏ, ở giữa vàng nhạt. Các nốt bóng nước thường có ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, khuỷu tay lòng bàn chân hoặc ở niêm mạc miệng.
Trẻ bị thiếu một số chất cần thiết như: vitamin PP, vitamin C, vitamin B12 cũng có thể dẫn đến loét miệng.
Ngoài ra những người có sức khỏe yếu hoặc suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS, stress liên tục cũng có thể bị loét miệng.
Chăm sóc và điều trị loét miệng
Tốt nhất là các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây loét từ đó có hướng điều trị thích hợp và cũng tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Có thể dùng thuốc bôi hoặc uống nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, nếu bé nhỏ có thể xay thức ăn. Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng, không ăn kiêng. Cho uống nhiều nước lọc, nước trái cây.
Vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng. Mặc dù miệng bé đau cũng phải vệ sinh răng miệng bằng nước muối pha loãng.
Phòng bệnh loét miệng cho trẻ
Cần cho trẻ ăn đủ các chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước trái cây mỗi ngày.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày, ít nhất 2 lần/ngày.
Khám răng định kỳ.
Vệ sinh tay chân bé thường xuyên. Rửa sạch các đồ chơi cho trẻ.
Vệ sinh nhà cửa và môi trường.
Theo Suckhoedoisong