Không chỉ sử dụng làm thực phẩm, trai hến còn là những vị thuốc tốt đối với sức khỏe con người.
Trong trai, hến chứa kẽm, là nguyên tố ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương và sự phân chia của tế bào. Ngoài ra, kẽm còn là thành phần quan trọng tạo nên tinh dịch, tăng cường khả năng sinh lý nam giới.
Trai, hến còn là thực phẩm tốt bổ sung chất béo omega-3, làm giảm lượng mỡ trong máu, kìm hãm, làm chậm lại sự phát triển của các mảng vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ.
Trong đông y, hến và trai có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt và giải độc.
Thịt hến có một số chất quan trọng như lysine, tryptophane, histidine, cystein, taurine, lecithin và các sterol. Ngoài ra còn khá nhiều chất khoáng với hàm lượng cao.
Đông y cho rằng, thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm long đờm, chống nôn, tiêu đờm, tan hạch.
Hến có khả năng hấp thụ mạnh là nồng độ các chất này trong cơ thể con vật cao hơn môi trường. Ví dụ iod trong con hến cao gấp 200 lần trong trứng và thịt; kẽm trong l00g nhuyễn thể là 182mg, cao gấp 10 lần nhu cầu hàng ngày.
Ngoài ra, các loại trai, hến còn cung cấp selen, magie, canxi hỗ trợ các chức năng của hệ miễn dịch, là thành phần tạo nên hợp chất chống ôxy hóa giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đặc biệt, loại thực phẩm này còn là phương thuốc tốt giúp xương chắc khỏe.
Lưu ý: Ngày nay, với nguồn nước ô nhiễm ở nhiều nơi, nguy cơ trai, hến… bị nhiễm độc từ các kim loại nặng như thủy ngân, cadmi và chì đều có thể xảy ra. Do đó, nếu ăn canh trai, hến… cũng có thể dẫn tới nhiễm độc.
Theo Phunutoday