Cây thầu dầu tía được sử dụng lá tươi để đắp lên trán và 2 bên thái dương để chữa đau đầu do cảm sốt, hạt thầu dầu được ép thành dầu để làm thuốc nhuận trường, thông tiện, trong các chứng táo bón của trẻ em hay phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ.
Tác dụng điều trị của cây thầu dầu
Thầu dầu tía còn gọi là cây đu đủ tía, tên khoa học là Ricinus communis L thuộc họ thầu dầu (Euphorbiacae).
Cây thầu dầu tía được sử dụng lá tươi để đắp lên trán và 2 bên thái dương để chữa đau đầu do cảm sốt, hạt thầu dầu được ép thành dầu để làm thuốc nhuận trường, thông tiện, trong các chứng táo bón của trẻ em hay phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ. Thuốc có tác dụng tẩy nhẹ. Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì dầu thầu dầu không gây hiện tượng xót trong ruột, chỉ làm ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn, mà không gây ảnh hưởng đến tiểu khung, bởi vậy được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai là rất tốt để chống táo bón mà không gây ra nguy hiểm gì.
Người ta còn sử dụng lá thầu dầu để trị liệu các chứng bệnh ngoài da như: da viêm mủ, eczema, mẩn ngứa, ung nhọt, hay các bệnh viêm tuyến vú, viêm đa khớp, diệt dòi, diệt bọ gậy. Rễ cây thầu dầu còn dùng để chữa phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã sưng đau, sài uốn ván, động kinh, tâm thần phân liệt… Lá và rễ cây thầu dầu thường được sử dụng với liều trung bình từ 30- 60g tùy theo chứng bệnh. Dùng ngoài được lấy lá giã đắp…
Hoạt chất trong hạt thầu dầu
Hạt thầu dầu là hạt phơi khô của cây thầu dầu. Trong hạt thầu dầu chứa một protein rất độc có tên ricin, chiếm tỷ lệ 3-5% trong hạt. Nhưng sau khi ép dầu thì chất này lại nằm trong khô dầu nên không sử dụng được khô dầu. Cũng theo GS. Đỗ Tất Lợi thì chất độc ricin có trong hạt thầu dầu này chỉ cần liều 0,002mg cho 1kg thể trọng đã giết chết một con thỏ. Hay chỉ cần 3g khô dầu cũng đủ giết chết một con bê nặng 100kg. Hoặc chỉ cần tiêm 0,003mg chất độc ricin cho 1kg thể trọng chó cũng đủ giết chết nó. Với người, 3mg tiêm dưới da hay 180mg uống tức chỉ 1 hạt thầu dầu cũng đủ gây nôn mửa, 3-4 hạt là đủ làm chết trẻ em, 14-15 hạt là giết chết người lớn. Cơ chế tác dụng gây độc của ricin là làm vón hồng cầu và bạch cầu.
Tuy nhiên, tiêm chất ricin đã được đun lâu có thể gây miễn độc. Thanh huyết miễn độc antiricin để lâu cũng có thể làm giảm bớt hiệu lực. Do có độc tính như vậy nên trong Đông y người ta không sử dụng hạt thầu dầu làm thuốc uống trong, mà chỉ sử dụng làm thuốc đắp ngoài. Tác dụng của độc chất này giống như vi khuẩn nên có thể gây miễn dịch, nghĩa là khi cho súc vật ăn với liều nhỏ, làm nhiều lần, sau đó lại cho chúng ăn tăng lên với liều khá cao mà súc vật không gây chết.
Ricin bị phá hủy ở nhiệt độ cao, vì vậy có nơi đã cho lợn ăn khô dầu hạt thầu dầu đã hấp nóng ở 1150C trong 1h30 phút, chính thế đã có nơi ăn hạt thầu dầu nấu hay xào mà không xảy ra hiện tượng ngộ độc.
Phương thuốc chữa trị từ cây thầu dầu tía.
Chữa đau đầu do cảm: lấy lá thầu dầu tía đắp lên trán và 2 bên thái dương, một lát sau sẽ thấy đầu nhẹ giảm hay khỏi đau (Kinh nghiệm trong dân gian).
Làm thuốc để tẩy nhẹ: lấy dầu hạt thầu dầu 10-30g, uống vào lúc đói, chỉ cần sau 3-4 giờ là sẽ đi tiêu nhiều lần mà không bị đau bụng. Nếu muốn tẩy mạnh chỉ cần tăng liều dầu hạt thầu dầu lên 30-50g thì sẽ đi đại tiện kéo dài 5-6 giờ liền (Theo GS. Đỗ Tất Lợi).
Chữa sa tử cung và trực tràng: lấy hạt thầu dầu giã nát sau lấy đắp lên đầu.
Sinh khó hay sót nhau: lấy hạt thầu dầu 14 hạt, giã nát đem rịt vào lòng bàn chân cả 2 bên, nhưng khi đã sinh xong hay nhau sót đã ra hết phải tháo bỏ ngay thuốc ra và rửa sạch lòng bàn chân nơi đã đắp thuốc.
Chữa liệt thần kinh mặt: lấy hạt thầu dầu giã nát đắp vào phía mặt nơi đối diện (theo TS. Võ Văn Chi).
Theo Phunutoday