Phân biệt sổ đỏ cấp cho cá nhân với hộ gia đình

Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý vô cùng quan trọng, chứng minh quyền sở hữu bất động sản. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng sở hữu là hộ gia đình hay cá nhân mà sổ đỏ sẽ có sự khác biệt về căn cứ pháp lý, hình thức và nội dung. Cụ thể như sau:

Cơ sở so sánh

Sổ đỏ cấp cho cá nhân

Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình

Căn cứ pháp lý

– Luật đất đai 2013

– Thông tư 33/2017/TT-BTNMT

Khái niệm

  • Sổ đỏ ghi tên cá nhân (ghi rõ tên của một hoặc nhiều người)
  • Thông thường hay được cấp ở khu vực đô thị.
  • Sổ đỏ ghi tên người đại diện cho hộ gia đình đó (thường là chủ hộ).
  • Thông thường hay được cấp ở khu vực nông thôn.

Người có quyền sử dụng đất

Chỉ người (những người) có tên trên giấy chứng nhận mới là chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản được chứng nhận. Ngoại trừ trường hợp tài sản được xác định là tài sản chung vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình.

Tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình không phân biệt đã thành niên hay chưa đều có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản được ghi trên giấy chứng nhận.

Thông tin trên sổ đỏ

Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (chứng minh hoặc thẻ căn cước – Trường hợp chưa có chứng minh hoặc thẻ căn cước thì ghi “Giấy khai sinh số…”, địa chỉ thường trú

Ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Thủ tục khi chuyển nhượng

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ cần có sự đồng ý của chủ quyền sử dụng đất đó và đáp ứng các điều kiện tại Điều 188 Luật đất đai 2013.

Ngoài việc phải đảm bảo các điều kiện được phép chuyển nhượng theo quy định của luật Đất đai thì còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

– Việc định đoạt cần phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên).

Lưu ý, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà sổ đỏ đứng tên hộ gia đình, nếu trong hộ gia đình có thành viên chưa đủ 18 tuổi thì việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình cần có sự đồng ý từ người đại diện theo pháp luật của thành viên chưa đủ 18 tuổi đó.

Trường hợp muốn chuyển từ sổ đỏ hộ gia đình sang cá nhân thì cần có sự đồng ý của các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên trong hộ gia đình. Các thành viên trong hộ gia đình đồng ý tặng, cho phần quyền sử dụng đất cho thành viên hộ gia đình.

>> Cách phân biệt sổ trắng, sổ đỏ và sổ hồng

Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/03/11/phan-biet-so-do-cap-cho-ca-nhan-voi-ho-gia-dinh

Theo Tạp chí Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *