Hướng dẫn cách nhận biết dấu hiệu thị lực của bé có vấn đề

Mắt của em bé mới sinh cần một thời gian để có thể thích nghi với môi trường mới nên ban đầu sẽ không nhìn hay hoạt động theo cách bạn mong đợi.

Điều này là hoàn toàn bình thường trong 3 tháng đầu sau khi bé được sinh ra. Tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy mắt của bé nhất định đang gặp vấn đề. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc mắt ngay khi bạn để ý thấy bé có một trong các dấu hiệu sau:

1. Đôi mắt của bé di chuyển không bình thường. Một mắt di chuyển còn mắt kia thì không. Hoặc một mắt không di chuyển giống như mắt còn lại.

2. Bé đã hơn 1 tháng tuổi nhưng ánh sáng, các vật di chuyển,… không khiến cho bé nhìn theo.

3. Bé bị mắt nhắm mắt mở.

4. Mắt bé có một điểm bất thường luôn hiện diện trong các tấm hình chụp bé. Không tính đến hiện tượng mắt đỏ gây ra bởi đèn flash, nhưng bạn để ý thấy một hoặc hai bên mắt của bé luôn hiện diện đốm trắng trong mọi bức ảnh.

5. Mẹ nhìn thấy có điểm hoặc vùng màu trắng, xám, vàng trong tròng đen của bé.

6. Một hoặc cả hai mắt của bé sưng phồng lên.

7. Đỏ một hoặc hai bên mắt kéo dài nhiều ngày.

8. Mắt bé có ghèn mủ ở một hoặc hai bên.

9. Có vẻ bé chảy nhiều nước mắt hơn bình thường.

10. Một hoặc hai bên mí mắt bé tự nhiên sụp xuống.

11. Bé nheo mắt thường xuyên hơn mọi ngày.

12. Bé thường xuyên đưa tay dụi mắt khi đang tỉnh táo (tránh trường hợp mẹ nhầm với lúc bé đang buồn ngủ hoặc mới ngủ dậy).

13. Mắt bé có vẻ nhạy cảm với ánh sáng.

14. Mẹ nhận thấy mắt bé có gì đó khác hơn so với bình thường. Hãy tin vào khả năng quan sát của mình vì ba mẹ chính là những người gặp bé hàng ngày và có thể nhận ra dù là một thay đổi nhỏ của bé.

1159 Hướng dẫn cách nhận biết dấu hiệu thị lực của bé có vấn đề

Đặc biệt, khi bé nhà bạn được 3 tháng, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

1. Một hoặc hai bên mắt bé lệch vào trong, hoặc ra ngoài hoặc không di chuyển.

2. Bé không nhìn theo đồ chơi khi bạn đưa đồ chơi từ bên này sang bên kia của bé.

3. Mắt bé có vẻ như “ngọ nguậy” qua lại hoặc lên xuống.

4. Bé thường xuyên nghiêng đầu khi nhìn mọi thứ.

Tầm nhìn của trẻ

Trong vài tháng đầu đời, tầm nhìn của trẻ chỉ từ khoảng 4-5 cm. Phải đến tuần thứ 12 – 16 thì thị lực của trẻ mới bắt đầu cải thiện. Bắt đầu những tháng này trở đi trẻ mới có thể nhìn xa và rõ hơn.

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ phát triển nhận thức sâu hơn. Thời gian này trẻ sẽ học điều khiển mắt – cơ thể, phối hợp mắt – tay và học cách đánh giá khoảng cách. Ở tuổi này trẻ ít gặp vấn đề về tầm nhìn.

Khi tầm nhìn của trẻ có vấn đề

Trẻ có xu hướng xuất hiện các triệu chứng về mắt từ khoảng 18 đến 24 tháng tuổi. Có hai vấn đề phổ biến nhất đối với trẻ trong độ tuổi này là:

Tầm nhìn không đều:  tỉ lệ trẻ mắc phải tình trạng này khoảng 3 – 5 %. Triệu chứng cùa tình trạng này là hai đồng tử hoạt động không đồng đều, mặc dù cả hai bên mắt bé đều khỏe mạnh bình thường. David Epley – bác sĩ nhi khoa ở Washington cho biết “Tình trạng này là do sự điều khiển của não có vấn đề”.

Mắt không tập trung đều, tình trạng này ảnh hưởng đến 2 – 3% trẻ nhỏ. Mắt tập trung không đều tức là một trong hai mắt bé có tầm nhìn xa hơn hoặc gần hơn mắt còn lại. Tình trạng này thường rất khó phát hiện, vì trẻ còn quá nhỏ nên không thể nhận biết được vấn đề.

Cả hai vấn đề này đều không nghiêm trọng và có thể điều trị được bằng phương pháp trị liệu. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị thì tình trạng bệnh của trẻ có thể trầm trọng hơn. Cụ thể là, mắt nhìn được xa hơn, tập trung tốt hơn sẽ phát triển thần kinh tương tác với não hơn. Và từ đó, não sẽ bỏ qua những hình ảnh từ mắt yếu hơn và thậm chí có thể dừng phát triển thần kinh kết nối đến mắt đó. Cho đến khi trẻ được 9 đến 10 tuổi mà tình trạng này vẫn không được phát hiện và chữa trị có thể trở thành tổn thương vĩnh viễn.

Theo Phunutoday

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *