Nếu bạn thấy mình mệt mỏi hơn, yếu hơn hoặc khó thở hơn bình thường thì rất có thể bạn bị thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu.
Tình trạng thiếu sắt, thiếu máu, là một trong những sự thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất. Nó là kết quả khi mà cơ thể không nhận được đủ chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Làm thế nào để bạn biết rằng mình đang có nguy cơ thiếu máu?
Ngày nay, chúng ta có xu hướng ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, điều này đã giải thích rõ ràng cho lý do thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng, dẫn đến thiếu máu. Điều đầu tiên cần quan tâm khi đối phó với bệnh thiếu máu là phải nhận biết được các triệu chứng.
Với thành phần chính là hemoglobin, chất sắt chịu trách nhiệm cho phép cơ thể nhận được đủ lượng oxy cần thiết vào máu. Nếu không có oxy, lưu thông trong cơ thể bị cản trở dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Thiếu sắt mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu toàn diện.
Các triệu chứng của thiếu máu
Ngoài những dấu hiệu như cơ thể yếu đi và thiếu năng lượng, các triệu chứng của thiếu sắt làm cho thiếu máu bao gồm nhịp tim nhanh và mạnh, huyết áp thấp, đau bụng kinh dữ dội, chảy máu nhiều và đau chủ yếu ở phía trán.
Một số người bị thiếu máu cũng có thể bị giảm sự thèm ăn và xáo trộn giấc ngủ, gây ra khó thở khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Về lâu dài có thể đưa đến đau bụng và giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.
Một số triệu chứng thiếu sắt có thể dễ thấy hơn như: Thiếu sắt có thể gây ra thay đổi cho mái tóc, móng tay và lưỡi. Lưỡi có thể trở nên đau, sáng bóng và có màu đỏ. Tóc trở nên giòn và dễ gãy hơn. Móng tay cũng trở nên giòn và mỏng, có thể có màu trắng xuất hiện bên trong. Đây cũng là những dấu hiệu lộ ra bên ngoài khi bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người có những dấu hiệu này nhưng lại không phải do thiếu máu mà do các bệnh tật khác. Do đó, đừng vội thấy những dấu hiệu này mà đã vội quy kết một người bị thiếu máu. Cách duy nhất để biết chắc chắn có thiếu máu hay không là làm một loạt các xét nghiệm máu để xác định mức độ chính xác của sắt và các chất khác trong máu. Nếu bạn nghi ngờ thiếu máu, hãy đến khám bác sĩ.
Điều trị thiếu máu như thế nào?
Các tin tốt là, khi được chẩn đoán thiếu sắt, người bệnh sẽ được điều trị sớm và trên thực tế, việc điều trị khá đơn giản và hiệu quả. Người bệnh có thể uống thêm thuốc bổ sung sắt hàng ngày hoặc tăng lượng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt như gan, đậu, các loại hạt, trái cây sấy khô, ngũ cốc, cá, gia cầm và các loại rau lá xanh.
Bổ sung quá nhiều sắt vào cơ thể cũng không tốt vì nó dẫn đến thừa sắt. Vậy nên, đừng bao giờ bắt đầu dùng thuốc bổ sung sắt mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Mặc dù việc bổ sung sắt có thể tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể một cách nhanh chóng nhưng bạn cũng cần phải tiến hành cẩn thận.
Nếu bạn thấy mình mệt mỏi hơn, yếu hơn hoặc khó thở hơn bình thường thì rất có thể bạn bị thiếu sắt. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được làm những xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác nhất và có biện pháp khắc phục phù hợp. Vì thiếu sắt chính là thiếu máu.
Theo Afamily