Ngoài tác dụng làm thực phẩm, trái cà na (hay trám trắng) còn có thể sử dụng để làm thuốc. Đây là loại trái có vị chua ngọt hơi đắng, tính bình giúp thanh nhiệt giải độc, thường được dùng để chữa các chứng cổ họng sưng đau, ho…
Tác dụng làm thuốc của trái cà na được ghi chép đầu tiên trong sách “Thực liệu bản thảo” và “Nhật hoa tử bản thảo”.
Theo Đông y, trái cà na có vị chua ngọt, chát, tính ôn, không độc, vào 2 kinh Phế và Vị. Là vị thuốc chữa yết hầu sưng đau, hòa hãn tư bổ, có thể giải được say rượu, nọc cá độc, nọc con dải, còn dùng chữa cổ họng sưng đau, ho nhiều đờm.
Ngoài tác dụng làm thực phẩm, trái cà na (hay trám trắng) còn có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà na có hàm lượng canxi cao, sắt, vitamin C cũng không ít. Trong trái cà na còn có các chất thymol, P-cymere, nerol, geraniol, S-cadinene, B-caryophyllene, a-copaene, elemol… nên rất thích hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và những người trung cao niên cơ thể bị suy nhược.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ trái cà na:
1. Cà na chữa viêm vọng mạn tính
Cà na 6g, trà xanh 6g, mật ong 1 thìa. Cho cà na vào đun sôi 5 phút, kế đó cho trà xanh vào sắc tiếp trong 15 phút, sau đó chắt lấy nước hòa mật ong rồi uống dần từng ngụm. Có công dụng chữa viêm họng mạn tính hay khản giọng, sưng rát.
2. Cà na chữa ho do cảm lạnh
Lấy cà na đem hấp với đường phèn, sau đó ăn cà na và uống hết nước cốt tiết ra từ trái cà na và đường hòa tan.
3. Cà na hữa bệnh ngoài da
Cà na tươi 1.000g sắc với 1.000ml nước bằng lửa nhỏ, sau đó lọc bỏ bã lấy nước ngâm để chữa các bệnh lý ngoài da có viêm loét, viêm phần phụ…
4. Cà na chữa phụ nữ nôn mửa khi có thai
Cà na 12g, vỏ quýt 9g, đun lửa to hấp cách thủy cho chín rồi uống, mỗi ngày 1 lần.
5. Cà na chữa say rượu
Dùng 10 trái cà na, sắc nước uống.
6. Cà na chữa kiết lỵ
100g cà na đem sắc với 200ml nước cô còn 100ml thì lọc bỏ bã lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 25-30ml.
Theo Suckhoedoisong