Một trong những vấn đề phổ biến nhất xảy ra khi người phụ nữ mang bầu là nhiễm trùng âm đạo. Nhiễm trùng âm đạo còn được gọi là viêm âm đạo do vi khuẩn (BV), nó cũng ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, chủ yếu là do sự thiếu cân bằng giữa vi khuẩn có mặt trong âm đạo.
Khoảng một trong 5 phụ nữ được cho là bị nhiễm BV tại bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai. Tình trạng nhiễm trùng này đặc biệt có liên quan đến nguy cơ tăng nhiễm trùng tử cung khi sinh hoặc sinh con sớm, con nhẹ cân.
Nhiễm trùng âm đạo là bệnh mà thai phụ rất dễ mắc phải. (Ảnh: Inmagine)
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiễm trùng BV có thể làm vỡ màng tế bào và tăng nguy cơ sinh non. Một số nghiên cứu khác cũng tiết lộ rằng BV cũng liên quan tới sẩy thai trong tam cá nguyệt thứ hai (từ tháng thứ 3-6 của kì mang thai). Mặc dù không có mối liên hệ rõ ràng giữa nhiễm trùng BV và mang thai, nhưng sản phụ cũng nên cảnh giác với một số biến chứng có thể phát sinh do nhiễm trùng và những phát sinh này rất có thể có ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng mẹ.
Một thực tế quan trọng bị hầu hết chị em bỏ qua là nhiễm trùng Bv có thể làm cho “vùng kín” của chị em bị tổn thương, khiến chị em dễ bị nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, HIV, đặc biệt là nếu tần suất quan hệ vợ chồng quá nhiều.
Nhiễm trùng BV trong thời gian mang thai thường được điều trị với thuốc kháng sinh được cho là an toàn khi dùng trong thời kỳ mang thai. Điều quan trọng là ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, chị em vẫn phải dùng cho hết thuốc kê theo đơn của bác sĩ, để tránh nhiễm trùng tái phát có thể nặng hơn và ảnh hưởng đến quá trình sinh con hoặc sau khi sinh.
Thời gian mang thai là thời điểm rất nhạy cảm nên rất khó để tìm được những lý do cụ thể của việc mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và không có biện pháp phòng ngừa cụ thể, cái chính là bản thân các sản phụ phải tự biết “bảo vệ” chính mình.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia và những người có kinh nghiệm thì có một vài cách đơn giản, các sản phụ dễ dàng thực hiện để giảm nguy cơ mắc BV, bao gồm như sau:
– Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm probiotic như sữa đông hoặc sữa chua tự nhiên, hoặc các sản phẩm có chứa các vi khuẩn sống tốt cho sức khỏe. Các vi khuẩn tốt có trong những thực phẩm này giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại.
– Thực hành các biện pháp tình dục an toàn đặc biệt là nếu bạn hoặc đối tác của bạn đã có quan hệ tình dục với người khác. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mặc dù không có cơ sở rõ ràng khẳng định rằng hoạt động tình dục gây nên nhiễm trùng âm đạo trong khi mang thai, nhưng thực tế cho thấy, những phụ nữ không có quan hệ tình dục nhiều, đặc biệt càng không quan hệ với nhiều đối tác sẽ không bị nhiễm BV trong thời gian mang thai, ngược lại hoàn toàn với những phụ nữ liên tục quan hệ trong những tháng này.
– Bỏ hút thuốc lá vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo
– Không được thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ nữ vì nó có thể phá vỡ sự cân bằng mong manh của hệ thực vật trong âm đạo.
Theo Afamily